Sau một ngày cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bé A. (5 tuổi, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) được yêu cầu theo dõi 2 tuần để phát hiện kịp thời các biến chứng saukhi bịchódữ cắn.
Chị Trịnh Thùy Dung, mẹ bé gái, cho biết bé A. đã trải qua ca phẫu thuật, xử lý toàn bộ vết thương chó cắn, tiêm huyết thanh và vaccine.
Người mẹ nhớ lại, tối 27/3 một người bạn đến rủ bé A. đi chơi quanh xómFrom: web game casino. Qua trích xuất camera, khi hai bé gái đang chơi trên vỉa hè, thì một con chó dữ lao đến tấn công.
Do sức yếu, không đủ khả năng tự vệ,bé gáibị con chó cắn tới tấp khoảng một phút vào vùng vai, cánh tay và môi. Sau đó, người lớn phát hiện vội hô hào, đuổi đánh con chó.
“Khi nghe nhân viên nói con gái bị chó cắn, tôi chỉ nghĩ cháubị cắn nhẹ 1 – 2 phát. Ra đến cửa nhà, thấy hàng xóm bế con mình be bét máu từ mặt đến chân, tôi hét lên sợ hãi”, chị Dung kể.
Bé gái không khóc, lịm đi vì sợ hãi. Sau khi được sơ cứu và tiêm huyết thanh, tiêm vaccine phòng dại tại bệnh viện huyện, bệnh nhi được chuyển xuống Bệnh viện Nhi Trung ương ngay trong đêm.
Bé vào KhoaCấp cứu và Chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương) trong tình trạng tỉnh táo, chơi ngoan, các vấn đề hô hấp và huyết động ổn địnhFrom: web game casino. Qua thăm khám, các bác sĩ xác định trẻ có tổn thương xây xát nông lẫn vài điểm vết thương nhỏ sâu vùng cánh tay, vai, cạnh mắt và vùng môi trên bên phải.
Trẻ được bác sĩ truyền dịch, dùng kháng sinh để dự phòng nhiễm trùng, giảm đau và tiến hành phẫu thuật để cắt lọc làm sạch các vết thương
“Con bị khá nặng, nhưng may mắn được cứu chữa kịp thời. Tôi rất ân hận vì đã không chăm sóc con tốt hơn”, người mẹ nói.
Trao đổi với phóng viênDân trí, ông Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch UBND thị trấn Việt Quang, cho biết trước khi tiêu hủy con chó, lực lượng y tế đã lấy mẫu xét nghiệm để xác minh có phải chómắc bệnh dại không.
Chính quyền cho hay chưa thể xác định nguồn gốc con vật do nó chạy qua nhiều tổ dân phố, tuy nhiên nó có nhiều “dấu hiệu không bình thường”, nghi bị dại.
“Trong tối 27/3, con chó thả rông không đeo rọ mõm đã tấn côngnhiều người dân tại một số tổ dân phố, khiến 4 người (gồm 3 trẻ em và một người lớn) bị thương”, ông Trung nói.
Đây không phải lần đầuchó thả rông tấn công người dân. Đầu tháng 3, tại Quảng Ninh, một con chó không rọ mõm lọt vào trường giờ tan học buổi trưa, tấn công 14 học sinh và giáo viên trường Tiểu học và THCS Dực Yên (xã Dực Yên, huyện Đầm Hà). Tất cả nạn nhân sau đó phải đi tiêm phòng dại.
Để phòng tránh nguy cơ chó, mèo cắn, các bác sĩ khuyến cáo, khi nuôi chó, mèo, người nuôi cần tiêm phòng cho vật nuôi đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
Chủ không thả rông chó, vật nuôi ra đường. Nếu chó, vật nuôi được dắt ra đường phải được đeo rọ mõm.
Trẻ không nên đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.
Các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý tránh để trẻ chơi với chó lạ hay chó, mèo có kích thước lớn, dữ tợn.
Nên cho trẻ vui chơi ở những địa điểm an toàn, có sự giám sát chặt chẽ của bố mẹ và người lớn.
Khi trẻ bị chó, mèo hoặc động vật hoang dại cắn hoặc gây tổn thương, cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được tư vấn, hướng dẫn dự phòng.
Tuân thủ các biện pháp dự phòng để có hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt lưu ý với những vết cắn vào các vùng nguy hiểm như đầu, mặt, cổ.
Dự phòng dại bằng huyết thanh và vaccine là giải pháp duy nhất và hiệu quả nhất để bảo vệ tính mạng của người bệnh bị phơi nhiễm.