Giữa trưa, ông Tâm (45 tuổi, ngụ tại TPHCM) không nghỉ ngơi mà cặm cụi kiểm tra sổ sách, tìm hiểu thêm nhiều mẫu tranh mới. Thấy có khách bước vào, ông Tâm liền đứng bật dậy, hồ hởi tiếp đón. Với chút hi vọng, ông mừng như “mở cờ trong bụng” vì ngỡ hôm nay sẽ bán được ít nhất một bức tranh.
Thế nhưng, vẻ mặt vị tiểu thương ngay lập tức tỏ ra hụt hẫng vì khách chỉ hỏi giá chứ chưa… xuống tiền.
Tiếc thời doanh thu hàng chục triệu đồng/thángFrom: web game casino
Ông Tâm là tiểu thương tại khu phố chuyên doanh tranh, khung tranh trên đường Trần Phú (quận 5, TPHCM), được hơn 13 năm. Đến nay, ông Tâm phải thốt lên rằng: “Chưa từng thấy cảnh khó khăn như hiện tại”.
Năm ngoái, doanh thu của tiệm anh Tâm đã bắt đầu sụt giảm. Những tưởng sang năm mới, cửa hàng sẽ kinh doanh khấm khá, nhưng 3 tháng đầu năm 2024, ông Tâm cho hay mọi thứ còn tệ hơn.
“Có khi 5 ngày không bán nổi một bức tranh. Những mối quen dần… bật vô âm tín”, ông Tâm chua chát, nói.
Trước đây, doanh thu 2-3 triệu đồng/ngày và việc bán một bức tranh hàng chục triệu đồng là chuyện bình thường.
Nhưng giờ đây, có khi 5 ngày, ông Tâm còn không bán nổi một bức tranh. Khách hàng có mua thìchỉ nhắm đến mức giá khoảng vài trăm nghìn đồng. Mỗi tháng, ông phải bỏ tiền túi ra để gồng lỗ, mong “cứu” được việc kinh doanh.
“Cửa hàng là “chén cơm” của cả gia đình nên tôi rất sợ phải đóng cửa tiệm. Gia đình giờ đây phải ăn uống tiết kiệm hơn, tôi cũng không dám thuê nhân công mà một mình làm hết”, ông Tâm rầu rĩ.
Theo ông Tâm, nguyên nhân ế ẩm là do tình hình kinh tế chung đang khó khăn, người dân “thắt lưng buộc bụng”.
“Khách hàng của tôi chủ yếu là khách vãng lai, đến mua để biếu tặng hoặc trưng bày mỗi khi vừa xây, sửa nhà mới. Giờ kinh tế khó khăn, người ta đâu có tiền mua hay sửa nhà nữa nên việc kinh doanh của tôi cũng bị ảnh hưởng theo”, ông Tâm chia sẻ.
Hơn nữa, tại các tỉnh, thành khác, nhiều cửa hàng tương tự “mọc” lên ngày càng nhiều. Các mối quen ở xa từ đó cũng dần… biến mất, không lấy sỉ hàng từ tiệm của ông Tâm nữa.
Chủ tiệm tranh cho hay khách hàng mua tranh thường khá khó tính, phải đến xem tận mắt, sờ tận tay thì mới có khả năng xuống tiền. Vì thế, đối với ông, việc đăng tranh lên mạng để bán trực tuyến là điều rất khó.
Nhân viên người bị sa thải, người chịu giảm lương
Anh Lương (27 tuổi), nhân viên tiệm bán tranh trên đường Trần Phú, bộc bạch anh được thuê làm thợ vẽ và phụ trách tư vấn bán hàng. Mỗi sản phẩm hoàn chỉnh, anh được hưởng 30% giá trị của bức tranh.
Tuy nhiên, việc kinh doanh ế ẩm của cửa hàng đã khiến thu nhập của anh bị giảm theo. Vì không có khách, tranh còn tồn quá nhiều, số lượng tranh do anh vẽ cũng bị giới hạn.
Cách đó không xa, cửa hàng của chị Thảo (40 tuổi) cũng rơi vào cảnh ảm đạm vì vắng khách.
“Tuần này có bán được bức tranh nào đâu! Mặt bằng thì hơn 20 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản phí khác như điện, nước, nhân viên, nguyên vật liệu. Tôi đã thử đăng lên mạng bán nhưngkhông mấy khả quan, giờ chưa biết phải làm gì tiếp theo, như vậy hoài chắc chỉ chờ… dẹp tiệm”, chị Thảo nói nửa đùa, nửa thật.
Chủ tiệm chia sẻ, trước đây, doanh thu ở cửa hàng chị có thể đạt gần một trăm triệu đồng/tháng. Thời điểm đó, hơn 10 nhân công phải làm việc hết năng suất thì mới đáp ứng được số lượng đơn hàng dày đặc.From: nhà cái casino online
Thế nhưng, từ giai đoạn Covid-19 đến nay, tình hình kinh doanh ngày càng tệ đi. Doanh thu giờ đây chỉ còn một nửa so với thời “hoàng kim”. Chị Thảo phải vội vàng cắt giảm nhân viên, chỉ giữ lại 5 người.
Vợ chồng chị từ một người chủ chỉ quán xuyến việc quản lý, vận hành, giờ đây phải bắt tay vào gia công vì không đủ tiền thuê thêm thợ.
Chỉ tay về phía dãy nhà đối diện, vị tiểu thương cho hay con đường này từng là nơi mua bán tranh, khung tranh sầm uất với hàng loạt cửa tiệm “mọc” san sát nhau. Thế nhưng, giờ đây cứ cách 2-3 căn, lại có một cửa hàng tranh treo biển sang nhượng mặt bằng hoặc đóng cửa, bỏ không.